Hướng dẫn chi tiết cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm

Kể từ năm 2020, hệ đèn ray nam châm ngày càng trở thành xu thế và tạo nhiều cảm hứng cho các nhà thiết kế nội thất đưa vào công trình của mình. Đèn nam châm với công nghệ tiên tiến, hiện đại nên không phải ai cũng biết cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm.

Cùng Đèn Phúc Lộc đi tìm hiểu chi tiết về đèn nam châm và cách đấu nối điện cho toàn hệ đèn.

1. Hệ đèn ray nam châm bao gồm những chi tiết nào?

Đèn led ray nam châm là loại đèn có thiết kế đặc biệt, đèn được kết nối với thanh ray thông qua nam châm trái cực được bố trí dọc khắp thanh ray và trên phần đế của đèn, giúp đèn được giữ cố định trên thanh ray, tuy nhiên không giảm đi độ linh hoạt của đèn, đèn có thể được gỡ ra và di chuyển đến bất kì vị trí nào trên thanh ray nam châm.

cach-dau-noi-nguon-dien-cho-he-den-ray-nam-cham-2

Mô phỏng kết nối giữa ray nam châm và đèn

Mỗi hệ đèn ray nam châm cơ bản sẽ bao gồm:

   – Thanh ray nam châm: là nơi để lắp đặt đèn, khi được cấp điện, đèn có thể lắp tại bất kì vị trí nào trên ray đều được, có 2 loại ray phổ biến là thanh ray nam châm lắp âm và thanh ray nam châm lắp nổi

thanh-ray-nam-cham 

Thanh ray nam châm lắp âm và lắp nổi

   – Đèn nam châm: đèn có độ linh hoạt cao cũng như có nhiều hiệu ứng chiếu sáng như sáng tỏa (đèn pha nam châm), chiếu điểm (đèn tiêu điểm nam châm),…để mọi người dễ dàng lựa chọn phù hợp với từng không gian

den-ray-nam-cham-4 cach-dau-noi-nguon-dien-cho-he-den-ray-nam-cham-5

Đèn rọi chiếu điểm nam châm

   – Nguồn đèn led 48V: hệ đèn ray nam châm chạy dòng điện áp thấp an toàn nên cần sử dụng bộ nguồn chuyển đổi, bộ nguồn cũng giúp hệ đèn có độ ổn định cao ngay cả khi điện áp bên ngoài thay đổi

   – Đầu cấp nguồn: là chi tiết quan trọng giúp cung cấp dòng điện 48V từ nguồn đến hệ đèn nam châm

cach-dau-noi-nguon-dien-cho-he-den-ray-nam-cham-3

Đầu cấp nguồn cho ray nam châm

Mỗi một chi tiết trong hệ đèn đều có một nhiệm vụ riêng và kết hợp hài tòa với nhau tạo thành một tổng thể thống nhất, vừa tạo điểm nhấn ánh sáng, vừa làm đẹp cho không gian nội thất.

2. Cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm

Hệ đèn led ray nam châm sử dụng toàn bộ điện áp 48V nên khi sử dụng, chúng ta phải dùng bộ nguồn chuyển đổi dòng điện 220V thông thường sang dòng điện thấp hơn là 48V.

cach-dau-noi-nguon-dien-cho-he-den-ray-nam-cham-4

Hệ đèn ray nam châm

Vì phải đấu điện thông qua bộ nguồn chuyển đổi nên nhiều người sẽ có suy nghĩ nó phức tạp khi lắp đặt, nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ cần một vài kĩ năng cơ bản là có thể dễ dàng lắp đặt.

Để chuẩn bị đấu nối nguồn điện cho thanh ray nam châm, chúng ta cần chuẩn bị: đầu dây cấp nguồn 220V, nguồn 48V (Meanwell, LEYU,…), đầu cấp nguồn cho ray nam châm.

Hướng dẫn đấu điện cho hệ ray nam châm:

Trên bộ nguồn 48V sẽ được đánh dấu sẵn các kí kiệu: L, N, +, – để dễ dàng phân biệt

   – Tại vị trí có kí hiệu L, N chúng ta sẽ nối nguồn điện 220V vào 2 vị trí này

   – Tiếp đó sẽ đến kí hiệu dành cho phần dây tiếp địa, nếu nhà chúng ta không có dùng dây tiếp địa thì có thể bỏ qua phần này

   – Sau vị trí dành cho dây tiếp địa sẽ là 2-4 vị trí đầu ra điện áp 48V để đấu với đầu cấp nguồn ray nam châm

Hướng dẫn đấu điện cho ray nam châm

Đầu cấp nguồn ray nam châm được thiết kế với 2 đầu, 1 đầu dây điện và 1 đầu tiếp xúc để nối với thanh ray

   – Đầu dây điện của cấp nguồn bao gồm 2 dây: màu đỏ và màu xanh, dây màu đỏ sẽ nối với kí hiệu “+” trên nguồn 48V, tương tự dây màu xanh sẽ nối với kí hiệu “-”

   – Đầu còn lại của cấp nguồn được bố trí những gờ nhỏ bằng đồng để tiếp điện tốt với thanh ray, khi các bước đấu điện đã hoàn thành, chúng ta chỉ cần ấn sập đầu cấp nguồn này vào thanh ray là đã hoàn thành bước đấu nối điện cho hệ đèn

3. Một vài lưu ý khi đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm

Hệ đèn nam châm rất dễ dàng để đấu nối nguồn điện, nhưng cũng có một số lưu ý nhỏ khi lắp đặt để hệ đèn sử dụng hiệu quả hơn:

   – Trên đầu cấp nguồn sẽ có một nút nhỏ màu đỏ, khi sập đầu cấp nguồn xuống cần nhấn giữ nút đỏ này và ấn sát xuống đáy của thanh ray để điện được tiếp xúc tốt nhất

Nút đỏ trên đầu cấp nguồn

   – Nếu cần cấp nguồn cho 1 thanh ray dài >5m hoặc 1 hệ đèn tương đối lớn, cần cân đối lựa chọn vị trí đặt đầu cấp nguồn phù hợp để điện được phân bố đều trên thanh ray

   – Nguồn 48V có nhiều loại công suất khác nhau như 100W, 150W, 200W,…chúng ta nên lựa chọn nguồn vừa phải với số lượng đèn sử dụng trên hệ ray

Nguồn Meanwell 48V

Thông qua bài viết chia sẻ, hy vọng mọi người có thêm kiến thức về cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm và kiểm soát tốt quá trình lắp đặt hệ đèn trong gia đình mình

.

Đèn Phúc Lộc, chuyên cung cấp, lắp đặt các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí

Liên hệ trực tiếp/zalo: 0965.922.488 – 0978.307.988

Website: https://sonlamgroup.com.vn/

Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://denphucloc.com.vn/

Đ/c: số 31, ngõ 487 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm: Đèn led ray nam châm là gì? Ưu điểm của đèn led ray nam châm