Hệ đèn ray nam châm với công nghệ hiện đại, ngày càng được các kiến trúc sư ưu ái đưa vào thiết kế và mọi người lựa chọn cho nội thất gia đình mình.
Với độ linh hoạt cao, có rất nhiều loại đèn được sử dụng để lắp đặt trên thanh ray nam châm, vậy công dụng của 5 loại đèn phổ biến nhất trong hệ ray nam châm là gì, cùng Đèn Phúc Lộc đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đèn pha nam châm
Đèn pha nam châm là loại đèn có hình dạng mỏng dài, bên trong trang bị chip led Osram SMD, phía trên mặt đèn có mặt mica trắng mờ, mặt mica này không chỉ có tác dụng chống chói, mà còn giúp ánh sáng trải đều khắp cả khu vực xung quanh.
Đèn pha nam châm (còn gọi là đèn nam châm tán quang)
Nhờ có mặt mica mờ tán quang mà đèn pha nam châm cho ra góc chiếu lên đến 180 độ, ánh sáng trải rộng đều và ổn định nên còn được gọi là đèn nam châm tán quang.
Đèn được làm với kích thước nhỏ, chỉ rộng 22mm, cao 25mm nên khi lắp vào thanh ray nam châm, đèn sẽ nằm gọn gàng trong lòng thanh ray, đồng thời có 2 loại công suất là đèn pha nam châm 10W, 24W, 45W để mọi người dễ dàng lựa chọn cho từng không gian.
Đèn pha nam châm được lắp gọn gàng trên thanh ray
2. Đèn gấp nam châm
Đèn gấp nam châm có thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh hướng chiếu sáng đi các hướng khác nhau, phần chân có thể xoay chỉnh lên đến 180 độ.
Đèn gấp cho ra nguồn ánh sáng hội tụ tại một khu vực nhỏ nên chức năng chính của nó là tạo điểm nhấn cho vật thể trưng bày, rọi tranh, rọi bàn ăn,…
Đèn gấp nam châm
Đèn có hình dạng bản rộng, phần thân đèn có chân xoay nổi lên trên mặt thanh ray để điều chỉnh linh hoạt hướng chiếu sáng của đèn
3. Đèn tiêu điểm nam châm
Đúng như tên gọi của đèn, nó chuyên dùng chiếu sáng tiêu điểm, tạo điểm nhấn giống như đèn gấp nam châm. Tuy nhiên loại đèn này chỉ cho ánh sáng cố định tại một điểm duy nhất.
Đèn tiêu điểm nam châm
Các mắt led Osram bố trí dọc khắp mặt đèn, cho độ sáng cao, đường đi của ánh sáng tập trung vào vật thể, giúp không gian có điểm nhấn ánh sáng tốt hơn.
Đèn tiêu điểm nam châm có thiết kế tương tự như đèn pha nam châm, thiết kế nằm gọn gàng khi đặt lên thanh ray, tạo ra tính thẩm mĩ cao cho cả hệ đèn
4. Đèn rọi nam châm
Đèn rọi nam châm có thiết kế tương tự như các loại đèn rọi ray thông thường, với hình dáng cơ bản sẽ phù hợp với không gian nội thất hiện đại và tối giản.
Đèn trang bị duy nhất một mắt led COB của Osram kết hợp chóa đèn phản quang, giúp ánh sáng chiếu lên sẽ tập trung tạo thành vầng sáng hình tròn, rất phù hợp để chiếu rọi tranh hay khu vực chỉ có một vật thể trưng bày.
Đèn rọi nam châm mắt COB
5. Đèn thả nam châm
Đèn thả nam châm là loại đèn có dạng ống thả dài dùng để chiếu rọi tương tự như đèn rọi nam châm.
Đèn thả thường lắp đặt theo cụm tại các khu vực như: bàn ăn, đảo bếp,…tạo nên hiệu ứng ánh sáng đặc biệt mà chỉ có được khi lắp nhiều đèn rọi ở cạnh nhau.
Hiệu ứng ánh sáng khi nhiều đèn rọi lắp cạnh nhau
Tuy nhiên, đèn chỉ có 1 loại công suất duy nhất là đèn thả nam châm 10W, nên không có quá nhiều sự lựa chọn, nên để đảm bảo nguồn sáng mọi người cần tính toán bố trí số lượng đèn sao cho hợp lý với không gian gia đình mình
Đèn thả nam châm dạng ống dài
Trên đây là công dụng của 5 loại đèn phổ biến nhất trong hệ đèn ray nam châm, sau bài viết, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức để lựa chọn được những mẫu đèn phù hợp nhất cho hệ đèn nam châm trong gia đình
Hệ đèn ray nam châm (ảnh minh họa)
Đèn Phúc Lộc, chuyên cung cấp, lắp đặt các loại đèn chiếu sáng, đèn trang trí
Liên hệ trực tiếp/zalo: 0965.922.488 – 0978.307.988
Website: https://sonlamgroup.com.vn/
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://denphucloc.com.vn/
Đ/c: số 31, ngõ 487 Kim Ngưu, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đấu nối nguồn điện cho hệ đèn ray nam châm