Cách tính nguồn cấp cho đèn nam châm

Đèn nam châm với sự ưu việt về công năng và tính thẩm mỹ đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất, vậy đèn hệ ray nam châm sử dụng nguồn gì? cách tính nguồn cho hệ ray nam châm như thế nào?


1. Đèn ray nam châm sử dụng nguồn gì?

Đèn hệ ray nam châm là 1 hệ thanh ray âm hoặc nổi được cấp điện áp 48V tạo thành 1 cực của nam châm, và đèn sẽ là cực còn lại, nhờ thế khi gắn đèn vào bất kì vị trí nào của ray hệ nam châm đèn đều sáng

thanh-ray-nam-cham  dau-cap-nguon-thanh-ray-nam-cham

Thanh ray âm đèn nam châm và đầu cấp nguồn

Hiện có rất nhiều thương hiệu có nguồn 48V như nguồn tổ ong CL, Meanwell, hàng không thương hiệu….Để đảm bảo độ bền của nguồn cũng như tính ổn định của đèn ray nam châm chúng ta nên sử dụng những loại nguồn có thương hiệu như nguồn tổ ong CL hay meanwell có điện áp đầu ra DC 48V

2. Cách tính nguồn cho hệ đèn ray nam châm

Công suất nguồn sử dụng cho hệ đèn ray nam châm phụ thuộc vào số lượng đèn trên hệ ray

Ví dụ: nếu tổng công suất đèn trên hệ ray nam châm là 80W thì bạn lên dùng nguồn từ 90 đến 100W điện

Nếu tổng công suất đèn trên hệ ray nam châm là 140W thì bạn nên dùng nguồn từ 150W trở lên để đảm bảo độ bền của nguồn

Nói chung bạn cần tính sao cho công suất nguồn cấp phải lớn hơn tổng công suất đèn trên hệ ray 10%

den-ray nam-cham-6    

Nguồn Meanwell 48V cho đèn led nam châm

Ngoài ra bạn cần lưu ý nếu hệ ray quá dài bạn cần để đầu cấp nguồn ở giữa hoặc câu thêm đầu cấp nguồn để đảm bảo đều điện trong hệ ray nam châm

Chúc các bạn có được không gian đẹp!